Các Bước Chăm Sóc Da Dầu Hiệu Quả Nhất Từ Chuyên Gia Da Liễu

Chăm sóc da luôn là 1 bài toán khó, và bài toán để tìm ra phải pháp hay cách chăm sóc da dầu hiệu quả còn khó hơn. Những người sở hữu làn da dầu là người hiểu rõ điều này nhất, do đó việc chăm sóc da dầu thường sẽ phức tạp, nhiều công đoạn hơn so với những loại da khác, đặc biệt các bước chăm sóc da dầu hiệu quả đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận hơn nữa.

Da dầu

Da dầu là loại da tiết nhiều bã nhờn khiến làn da lúc nào cũng trong tình trạng bóng loáng. Bên cạnh đó, khi bã nhờn sản sinh ra nhiều sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và muôn vàn loại mụn cũng từ đó xuất hiện.

Nếu không biết cách chăm sóc da dầu đúng cách sẽ rất dễ khiến các bạn gặp phải vấn đề về da khiến cho làn da sần sùi và xấu xí. Nhưng muốn biết các bước chăm sóc da dầu sao cho đúng, thì cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao da mình bị dầu.         Dựa trên nguyên nhân đó để tìm ra cách chăm sóc sao cho phù hợp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu điều đó nhé, bắt đầu thôi.!

Cách Xác Định Da Dầu – Da Dầu là da như thế nào?

Để chăm sóc da dầu đúng và phù hợp, bạn cần xác định được chính xác làn da của mình có phải là da dầu hay không, vì chúng ta rất dễ dàng nhầm lẫn các loại da nếu chỉ dựa vào các dấu hiệu thông thường. Dưới đây là hướng dẫn để các bạn xác định da của bạn có phải là da dầu hay không.

Cách 1: Quan sát biểu hiện của da.

Đầu tiên bạn cần dùng nước tẩy trang (kể cả không trang điểm) sau đó rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt. Sau đó, để da nghỉ ngơi trong vòng 2 giờ đồng hồ, không sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm nào. Quan sát làn da của bạn trong 2 giờ đó các dấu hiệu sau thì da bạn là da dầu: Nếu toàn bộ khuôn mặt của bạn bị bóng, nhiều dầu, lỗ chân lông nở to, đặc biệt là khu vực ở hai bên cánh mũi. Và thường da dầu sẽ có mụn trứng cá, mụn bọc. Ngoài ra các loại da khác sẽ có dấu hiệu như sau:

+ Da thường: Đây là loại da lý tưởng khi có lỗ chân lông nhỏ, vùng chữ T có một chút dầu nhưng không quá nhờn, hay quá khô. Da hồng hào, đều màu, kết cấu mềm, mịn.

+ Da khô: Bề mặt thô ráp, sần sùi, xỉn màu, có thể xuất hiện những vảy nhỏ, lỗ chân lông nhỏ. Nếu quan sát kỹ bạn có thể thấy những nếp nhăn li ti.

+ Da hỗn hợp: Đặc điểm của làn da này là hai vùng má bị khô, vùng da chữ T thường tiết dầu nhờn, bị bóng lưỡng, lỗ chân lông to.

Cách 2: Sử dụng giấy thấm dầu

Cũng giống như cách 1, bạn cần tẩy trang và rửa sạch bằng sữa rửa mặt. Sau đó bạn cắt giấy thấm thành 6 – 8 miếng nhỏ rồi áp vào các khu vực gồm hai gò má, trán, cằm và hai cánh mũi. Để nguyên các miếng giấy thấm trên mặt khoảng 5 phút rồi lấy ra kiểm tra: nếu da bạn là da dầu thì trên bề mặt tất các miếng giấy sẽ có vết nhờn thấy rõ, lỗ chân lông nở to.

Cách 3: Soi da bằng máy

Bạn có thể đến bất kỳ cơ sở thẩm mỹ, spa, bệnh viện da liễu nào có công nghệ soi da để xác định rõ làn da của mình thuộc loại nào. Ngoài ra bạn có thể sẽ biết được thêm các thông tin chi tiết khác để có thể chăm sóc da tốt hơn.

Nguyên Nhân và Những Điều Cần Chú Ý Khi Chăm Sóc Da Dầu

Da dầu là do độ tuổi

Nguyên nhân hàng đầu khiến da dầu nhờn là do độ tuổi. Chủ yếu ở độ tuổi dậy thì, cơ thể có nhiều biến đổi, đặc biệt là         sự tăng tiết về hormone, các tuyến bã nhờn dưới da hoạt động mạnh,.. Khi đó da thường bóng nhờn và nổi khá nhiều mụn.

Da dầu do yếu tố từ bên trong cơ thể và bên ngoài môi trường

Khi làn da tiếp xúc với môi trường bên ngoài, đặc biệt là nơi có khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam. Cộng thêm nhiều bụi bẩn và vi khuẩn thì nó sẽ tích tụ lại cùng với bã nhờn dưới da khiến cho da bạn luôn bóng loáng và nhờn rít, khó chịu.

Ngoài ra, không thể loại trừ nguyên nhân tới từ di truyền. Yếu tố bên trong cơ thể cũng góp phần khiến cho da dầu nhờn. Nếu bạn có làn da dầu nhờn thì có nhiều khả năng là do di truyền từ bố mẹ đó!

Do thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Việc bạn ăn uống, ngủ nghỉ không đúng giờ giấc và ít khi rèn luyện thể chất thì cũng khiến cho làn da tiết nhiều bã nhờn. Cộng thêm một số bạn có thói quen makeup nhưng lười tẩy trang thì làn da bóng nhờn không có gì là mới lạ.

Do chế độ ăn uống

Nếu bạn không bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể thì làn da cũng bị ảnh hưởng. Thói quen ăn uống quá nhiều thức ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ, nước uống có ga và ít bổ sung các loại trái cây khiến cho cơ thể thiếu hụt các vitamin A,C,E làm làn da của bạn nhờn rít khó chịu.

Do sự thay đổi nội tiết tố

Bên cạnh những lý do trên thì sự thay đổi nội tiết tố         ở phụ nữ mỗi khi đến kỳ “đèn đỏ” cũng là nguyên nhân khiến da tiết nhiều bã nhờn. Do lượng hormone ở giai đoạn này cũng tăng đột biến làm tăng cao sự tiết bã nhờn.

Stress

Tình trạng căng thẳng không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mà còn gây nhiều tác hại cho làn da của bạn. Sự căng thẳng gây tạo ra bài tiết hormon Androgen dẫn đến sản xuất nhiều dầu hơn.

Thuốc men

Khi bạn uống các loại thuốc có thể sản sinh ra nhiều dầu. Một số gây mất nước và điều này dẫn đến việc da phải sản xuất dầu dư thừa để bù đắp cho việc mất độ ẩm tự nhiên.

Thiếu hụt Biotin

Viêm da tiết bã nhờn (da bong tróc và da nhờn) có thể là do thiếu Biotin. Thiếu Biotin là một rối loạn dinh dưỡng hiếm, có thể gây tử vong nếu nó không được điều trị. Thiếu Biotin có thể xảy ra với 1 người thuộc bất kỳ nhóm tuổi hay giới tính nào.

Hệ Lụy Của Việc Chăm Sóc Da Dầu Không Đúng Cách

Lượng dầu quá nhiều trên da như một lớp keo làm bám dính tất cả những thứ bụi bẩn ngoài môi trường. Các chất chứa trong bụi bẩn có thể làm da bị dị ứng hoặc gây viêm da từ mức độ nhẹ đến trầm trọng.

phân tích da dầu

Lượng bã nhờn thải ra quá nhiều làm tắc nghẽn lỗ chân lông tạo điều kiện cho vi khuẩn P.acnes (vi khuẩn ăn bã nhờn) phát triển gây viêm tấy nang lông, khối hỗn hợp tế bào sừng bị bong vảy từ đó hình thành nên mụn trứng cá mà bắt đầu là những chấm trắng, đầu đen. Nếu lượng vi khuẩn quá nhiều sẽ làm phá hủy nang lông, làm biến tướng mụn trứng cá thành mụn mủ, mụn bọc,..gây ra vết thâm sau mụn, sẹo rỗ rất khó lành trên da.

Bên cạnh đó, loại da này rất dễ bắt nắng nên làn da luôn trông rất xỉn màu và xám bóng, sần sùi như vỏ cam. Người có làn da nhiều dầu luôn gặp rất nhiều khó khăn nhất là khi trang điểm và luôn cần chăm sóc da dầu cẩn thận, đề phòng những tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài.

Phân Loại Các Loại Da Dầu

Da dầu không bài tiết được

Đây là loại da không bóng nhờn nhưng lỗ chân lông bị bít kín da các chất bã ứ đọng lại, không bài tiết ra được, làm da sần sùi, lốm đốm đen sờ vào rất cứng. Với loại da này cần phải rửa mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt chuyên sâu, sử dụng đúng loại gel tẩy da chết cho da dầu mụn thường xuyên để loại bỏ bớt cặn bã trên bề mặt lô chân lông, giải phóng bã nhờn.

Da dầu vì bài tiết thái quá

Đây là loại da điển hình nhất, bề mặt da bóng láng, lỗ chân lông nở to và rất dễ bị mụn trứng cá. Với loại da này khi ra đường cần phải bít kín để tránh bụi bẩn tiếp xúc với da, chăm rửa sạch mặt và phải có chế độ ăn uống ngủ nghỉ hợp lý để tránh tăng tiết nhờn và gây mụn.

Da dầu vì thiếu nước

Da bị dầu thực chất là một làn da thiếu nước. Khi da quá khô không đủ nước, cơ chế của da sẽ tự sản sinh ra dầu nhờn để tăng cường độ ẩm bảo vệ da. Vì thế ngoài việc hạn chế tiết dầu, cân bằng da thì việc cung cấp ẩm cho loại da này là yếu tố không thể thiếu.

9 BƯỚC CHĂM SÓC DA DẦU HIỆU QUẢ NHẤT

Các bước chăm sóc da dầu hiệu quả gồm có 9 liệu pháp như sau:

Bước 1: Tẩy trang cho da sạch dầu và nhờn

Không giống như những làn da khác, da dầu luôn bị tiết nhiều dầu nhờn hơn, đặc biệt ở vùng chữ T. Sự kết hợp của mồ hôi và khói bụi sẽ khiến lỗ chân lông càng dễ bí tắc khiến mụn “biểu tình” nhiều hone. Vì thế, tẩy trang – có thể nói là bước đệm quan trọng nhất không những nâng hiệu quả làm sạch da, giúp da thông thoáng mà còn tạo một lớp đệm tốt để da có thể hấp thụ các dưỡng chất ở những bước skincare tiếp theo.

Bước 2: Làm sạch da dầu

Làm sạch sâu là cần thiết để có một làn da khỏe mạnh. Hãy nhớ rằng nếu lượng dầu được tiết ra phù hợp sẽ cần thiết cho làn da khỏe mạnh. Nếu sữa rửa mặt hay tẩy trang của bạn tẩy rửa quá mạnh thì lớp dầu tự nhiên bảo vệ sẽ bị mất, dẫn đến nhiều vấn đề về da như thiếu ẩm…Vì vậy, tránh các sản phẩm làm sạch chứa dầu, sáp và xà phòng.

Các sản phẩm làm sạch chứa Axit Salicylic hoặc Axit Glycolic rất hữu ích trong việc làm sạch và tẩy tế bào chết cho da nhờn. Hai loại axit này được tìm thấy trong sản phẩm làm sạch sử dụng để điều trị da bị mụn trứng cá. Tuy nhiên, nếu bạn có làn da nhạy cảm thì bạn chọn những loại sữa rửa mặt cho da dầu mụn có nồng độ axit này thấp.

Làm sạch da dầu

Sử dụng sản phẩm làm sạch hàng ngày đúng cách là một khởi đầu tốt và là một phần của chế độ chăm sóc da dầu hàng ngày.

Một số lưu ý khi làm sạch da đối với da dầu:

  • Rửa mặt bằng nước ấm tối đa 3 lần trong ngày để loại bỏ dầu thừa trên da. Sau đó rửa mặt ngay với nước mát lạnh để se khít lỗ chân lông, và kết thúc bằng nước hoa hồng để cân bằng độ pH cho da.
  • Không nên rửa mặt quá nhiều lần vì điều này sẽ làm mất đi lượng dầu cần thiết cho da, làm da trở nên khô hơn.
  • Không nên chà xát quá mạnh khi rửa mặt. Sử dụng các dụng cụ rửa mặt như cọ rửa mặt, máy rửa mặt sẽ làm tăng hiệu quả loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn

Gợi ý một số sữa rửa mặt dành cho da dầu: INNISFREE GREEN TEA FOAM CLEANSER 150ML, SENKA PERFECT WHIP (MÀU XANH DƯƠNG), LA ROCHE POSAY TOLERIANE FOAMING CREAM, INNISFREE JEJU VOLCANIC PORE CLEANSING FOAM, PAULA’S CHOICE BALANCING OIL-REDUCING CLEANSER, LANEIGE MULTI DEEP CLEAN CLEANSER, VICHY NORMADERM PHYTOSOLUTION,..

Bước 3: Tẩy tế bào chết

Các lớp tế bào chết là nơi trú ngụ lý tưởng của rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Lâu dầu chúng sẽ tích tụ làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn trứng cá. Vì vậy nên loại bỏ tế bào chết cho da dầu 2 lần 1 tuần để làm thông thoáng lỗ chân chân, ngăn ngừa mụn trứng cá và kích thích tế bào mới phát triển.

Với da dầu, các nàng nên lựa chọn những sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ, tránh chà xát quá mạnh tay nhé!

Gợi ý một số sản phẩm tẩy tế bào chết dành cho da dầu: hiện nay có 2 loại sản phẩm tẩy tế bào chết có thể sử dụng đó là tẩy tế bào chết dạng vật lý và hóa học:

  • Dạng vật lý: Sữa tẩy tế bào chết Vedette, St. Ives Face Scrub, Detclear Bright & Peel Fruit Peeling Jelly, Simple Smoothing Facial Scrub…
  • Dạng hóa học: Cosrx One Step Pimple Clear Pad, Paula’s Choice Skin Perfecting 2% BHA Liquid Exfoliant, Cosrx BHA Blackhead Power Liquid…
  • Xem thêm các sản phẩm gel tẩy tế bào chết cho da dầu mụn để chọn đúng loại bạn nên dùng.

Bước 4: Dùng toner cân bằng da

Da thường hay bị khô và căng hơn sau khi rửa mặt, đây chính là lúc da bị mất cân bằng. Vì thế bạn cần sử dụng tới toner (nước hoa hồng) để cân bằng độ ẩm cho da. Sử dụng Toner cho da dầu sẽ giúp bạn cân bằng độ pH ở mức lý tưởng nhất (5.5) giúp làm sạch sâu bên trong da, lấy đi những bụi bẩn ở sâu dưới lỗ chân lông mà 2 bước tẩy trang và sữa rửa mặt không rửa trôi hết được.

Những sản phẩm nước hoa hồng chiết xuất từ trà xanh, tràm trà, cây phỉ… là sự lựa chọn hoàn hảo cho da dầu. Vì những thành phần này có tác dụng trị mụn và kiểm soát dầu cực hiệu quả.

Gợi ý một số sản phẩm Toner (nước hoa hồng) cho da dầu mụn: Toner Isntree Hyaluronic Acid, Toner Laneige Cream Skin Refiner, Mamonde Pore Clean Toner, INNISFREE GREEN TEA FRESH SKIN, Toner La Roche-Posay Effaclar Lotion Astringente, Neutrogena Alcohol Free Toner, KIEHL’S ULTRA FACIAL OIL-FREE TONER,…

Bước 5: chăm sóc da dầu bằng mặt nạ đất sét để giảm lượng dầu trong lỗ chân lông

Mặt nạ đất sét là bước bổ sung, góp phần làm giảm lượng dầu trên da. Đất sét có khả năng hút dầu thừa cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, với những loại mặt nạ đất sét, các nàng chỉ nên sử dụng với tần suất 1-2 lần/ tuần thôi nhé!

bước 5 chăm sóc cho da dầu bằng mặt nạ đất sét

Gợi ý một số sản phẩm mặt nạ đất sét dành cho da dầu:  Freeman Charcoal & Black SugarQueen Helene Mint Julep MasqueInnisfree Volcanic Color Clay,..

Một vài loại mặt nạ từ thiên nhiên có thể tự làm tại nhà:

Mặt nạ táo và mật ong:
  • Táo rửa sạch nghiền nhỏ, có thể sử dụng máy xay nhuyễn sẽ tiện hơn.
  • Cho 5 muỗng mật ong vào, trộn đều cho hỗn hợp sánh mịn.
  • Rửa mặt sau đó thoa mặt nạ lên mặt, giữ yên trong 10 phút rồi rửa lại với nước lạnh.
Mặt nạ lòng trắng trứng gà và nước cốt chanh:
  • Sử dụng lòng trắng trứng gà trộn với 2 muỗng cafe nước cốt chanh.
  • Rửa mặt và thoa hỗn hợp lên da trong 15 – 20 phút.
  • Rửa lại da bằng nước ấm.

Nước cốt chanh và trứng gà sẽ giúp loại sạch bụi bẩn, chất nhờn trên da của bạn, đồng thời giúp thu nhỏ lỗ chân lông hiệu quả.

Mặt nạ dưa leo và nước cốt chanh:
  • Dưa leo rửa sạch, xay nhuyễn, lọc lấy nước.
  • Sau đó trộn nước dưa leo cùng với 1 muỗng cafe nước cốt chanh.
  • Rửa mặt sạch, dùng bông gòn thoa đều lên da.
  • Thư giãn 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Bước 6: chăm sóc da dầu bằng kem dưỡng ẩm

Nhiều bạn đã có nhận thức rằng da dầu thì không cần thiết phải dưỡng ẩm. Tuy nhiên, đây là một nhận thức sai lầm, bởi một trong những nguyên nhân khiến da tiết nhiều dầu hơn là do da bị thiếu ẩm trầm trọng, vì thế da cần tiết dầu để cân bằng. Vì thế cách chăm sóc da dâu tốt là hãy luôn bổ sung đủ độ ẩm để da luôn mềm mịn và giảm tiết dầu.

Những lưu ý khi chọn sản phẩm dưỡng ẩm cho da dầu:

  • Chọn những loại dưỡng ẩm không chứa dầu (oil-free).
  • Chọn sản phẩm dưỡng ẩm dạng gel. Vì dạng gel kết cấu lỏng, mỏng nhẹ hơn dạng kem nền thấm nhanh, không gây bí da.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm với lượng vừa đủ, nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thừa dưỡng chất gây phản tác dụng, ví dụ như da sẽ bị mụn và đổ dầu nhiều hơn.
  • Không nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm chứa cồn.
  • Sử dụng Serum cho da dầu mụn cũng một liệu pháp chăm sóc da dầu hiệu quả để kiềm chế lượng dầu trên da.

Gợi ý một số sản phẩm dưỡng ẩm dành cho da dầu: THE BODY SHOP Seaweed Oil-Control Gel Cream 50ml, VICHY AQUALIA THERMAL LIGHT CREAM, Gel LANEIGE WATER BANK HYDRO CREAM, Neutrogena Hydro Boost Water Gel, Innisfree Green Tea Fresh Cream, Clinique Dramatically Different Moisturizing Gel, Kiehl’s Ultra Facial Oil Free Gel Cream,..

Bước 7: Sử dụng kem chống nắng

Bất kể loại da nào nếu không dùng kem chống nắng, tất cả các bước skincare đều trở nên vô nghĩa. Không phải cứ ra ngoài mới cần bôi kem chống nắng, ngay cả khi ở trong nhà thì làn da của bạn cũng có thể chịu tác động từ các bức xạ trên màn hình vi tính, điện thoại đó.

Một số sản phẩm kem chống nắng tốt cho da dầu mụn không những giúp bạn tránh bị đen da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà còn có tác dụng ngăn ngừa những bức xạ từ mặt trời bảo vệ toàn diện, ngăn ngừa lão hóa hiệu quả. Hãy chọn cho mình sản phẩm kem chống nắng cho da dầu chuyên biệt để không gây nhờn dính khi thoa kem.

Gợi ý một số sản phẩm kem chống nắng để chăm sóc da dầu:

Những người da dầu thường ghét bôi kem chống nắng vì cảm thấy tiết nhiều dầu hơn khi sử dụng, không thoải mái và đặc biệt dễ nổi mụn. Tuy nhiên, đó là do các bạn chưa chọn được những loại kem chống nắng phù hợp mà thôi. Sử dụng kem chống nắng đúng cách là cách chăm sóc da dầu hiệu quả.

Bạn có thể tham khảo những sản phẩm sau: LANEIGE LIGHT SUN FLUID SPF50+ PA+++, D PROGRAM ALLERDEFENSE ESSENCE SPF46 PA+++, Clear Ultra-Light Daily Hydrating Fluid Spf 30+, LA ROCHE POSAY ANTHELIOS XL DRY TOUCH SPF 50+, Anessa Essence UV Sunscreen Mild Milk SPF 35 PA+++, Shiseido Hada Senka Mineral Water UV Gel SPF 50/PA+++, Innisfree Perfect UV Protection Cream Long Lasting SPF50+/PA+++ For Oily Skin, L’Oréal Paris UV Perfect Matte & Fresh SPF50+ PA++++,..

Bước 8: Chọn sản phẩm chăm sóc da dầu chuyên dụng

Khi chọn sản phẩm chăm sóc da dầu, cần chọn sản phẩm giàu dưỡng ẩm, cung cấp đầy đủ vitamin và tinh chất chống lão hóa. Không gây nhờn dính, không làm tắc lỗ chân lông và đặc biệt là không gây kích ứng cho da dầu.

Để chăm sóc da dầu một cách tốt nhất, bạn nên làm theo quy trình như sau: “Sữa rửa mặt cho da dầu mụn – Toner cho da dầu mụn – Serum cho da dầu mụn – Kem chống nắng cho da dầu mụn – Kem dưỡng ẩm cho da dầu – Mặt nạ”.

Ngoài ra, bạn nên note lại những điều dưới đây để giúp làn da kiềm dầu một cách hiệu quả nhất:

  • Cần có chế độ ăn uống hợp lý. Nên ăn nhiều rau cần, xà lách, cà rốt, pho mát trắng, đậu, thịt nạc, cam, táo và các loại rau xanh. Tránh xa các loại thịt mỡ, nước sốt thịt, đồ ăn chiến rán, nhiều đường và các chất kích thích. Tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Trường hợp bạn make-up, cần tẩy trang với sản phẩm tẩy trang chuyên dụng để làm sạch sâu lỗ chân lông thay vì chỉ dùng sữa rửa mặt thông thường. Không giữ lớp trang điểm quá lâu, nên rửa sạch và để da thoáng mát giữa 2 lần trang điểm. Chọn sản phẩm trang điểm dành cho da dầu, loại tốt, có nguồn gốc rõ ràng không gây kích ứng da.

Bước 9: Hãy học cách sử dụng Acid

AHA và BHA lần lượt là viết tắt của Alpha Hydroxy Acid, Beta Hydroxy Acid. Cả hai đều là các chất tẩy tế bào chết giúp nhẹ nhàng loại bỏ các tế bào già cỗi, thúc đẩy tế bào mới tăng trưởng, hiệu chỉnh các đốm nâu và cải thiện tổng thể kết cấu của da. BHA thâm nhập sâu vào lỗ chân lông, trong khi AHA hoạt động ở trên để xử lý bề mặt da.

Chúng chỉ đem đến hiệu quả nếu được lưu lại trên da trong một thời gian đủ dài, do đó việc sử dụng có thể khiến bạn gặp chút rắc rối với buổi sáng bận rộn. Vì thế các chuyên gia gợi ý bạn nên dùng chúng vào ban đêm, sau khi làm sạch và cân bằng da.

Chăm sóc da dầu thế nào khi da bạn đổ dầu quá nhanh?

  • Sử dụng giấy thấm dầu.
  • Sử dụng xịt khoáng cho da dầu khi thường xuyên ngồi trong môi trường hanh khô như điều hòa.

Tuy nhiên, sử dụng xịt khoáng hay giấy thấm dầu chỉ là giải pháp tạm thời, có kết quả tức thì nhưng không giúp loại bỏ hoàn toàn dầu thừa trên da của bạn. Vì thế hãy luôn thực hiện các bước dưỡng da theo quy trình để cải thiện tình hình tiết dầu của da nhé!

Xem thêm: serum cho da hỗn hợp thiên dầu tốt.

Hy vọng qua bài viết này mình đã giúp các bạn sở hữu làn da dầu có cái nhìn tổng quan hơn về làn da của mình cũng như cách chăm sóc da dầu tốt nhất. Chúc các bạn sẽ tìm ra “chân ái” trong việc chăm sóc da dầu và luôn có một làn da khỏe mạnh nhé 😉